tờ thông tin - Multicultural Mental Health Australia [PDF]

Chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương là một tình trạng nghiêm trọng có thể xảy ra sau khi người ta trải qua một tìn

0 downloads 3 Views 323KB Size

Recommend Stories


Mental Health, Migration, & Multicultural Issues in Honduras
Don’t grieve. Anything you lose comes round in another form. Rumi

[PDF] Psychiatric Mental Health Nursing
Be like the sun for grace and mercy. Be like the night to cover others' faults. Be like running water

mental health - World Health Organization [PDF]
The mention of specific companies or of certain manufacturers' products does not imply .... dents, marital stress, work-related stress, and depression or anxiety due to job loss, ... These efforts are largely focused on low- and middle- .... in DALYs

PDF Prescribing Mental Health Medication
We may have all come on different ships, but we're in the same boat now. M.L.King

[PDF] Psychiatric Mental Health Nursing
This being human is a guest house. Every morning is a new arrival. A joy, a depression, a meanness,

Mental Health - eclkc - HHS.gov [PDF]
40 Social & Emotional Development: The Child. Outcomes Framework. 41 National Mentoring Children of Prisoners Program .... www.acf.hhs.gov/programs/region3/docs/Fatherhood/i_a m_moving_summary_report.pdf ..... prehensive set of products and materi al

[PDF] Psychiatric Mental Health Nursing
The butterfly counts not months but moments, and has time enough. Rabindranath Tagore

Mental Health - eclkc - HHS.gov [PDF]
40 Social & Emotional Development: The Child. Outcomes Framework. 41 National Mentoring Children of Prisoners Program .... www.acf.hhs.gov/programs/region3/docs/Fatherhood/i_a m_moving_summary_report.pdf ..... prehensive set of products and materi al

Mental Health - eclkc - HHS.gov [PDF]
40 Social & Emotional Development: The Child. Outcomes Framework. 41 National Mentoring Children of Prisoners Program .... www.acf.hhs.gov/programs/region3/docs/Fatherhood/i_a m_moving_summary_report.pdf ..... prehensive set of products and materi al

Mental Health
Don’t grieve. Anything you lose comes round in another form. Rumi

Idea Transcript


Vietnamese

TỜ THÔNG TIN Chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (Post traumatic stress disorder)

Một người bị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) thường có sự lo lắng nghiêm trọng và kéo dài sau khi trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đau thương. Sự lo lắng có thể tái phát hoặc trở nên tồi tệ hơn mỗi khi có một chuyện gì đó nhắc nhở họ tới sự đau thương ban đầu. Tài liệu này cung cấp thông tin về chứng rối loạn do căng thẳng sau chấn thương và về những dịch vụ có sẵn.

Chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương là gì? Chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương là một tình trạng nghiêm trọng có thể xảy ra sau khi người ta trải qua một tình huống đáng sợ hoặc đe dọa tới tính mạng. Tất cả chúng ta đều trải qua những khoảng thời gian khó khăn trong đời, nhưng đôi khi những kinh nghiệm như vậy gây sốc quá mức và có tác động rất mạnh lên tâm trí và cảm xúc của nạn nhân. Vào lúc xảy ra biến cố này, người đó có thể cảm thấy rất sợ hãi, kinh hoàng và bất lực. Họ có thể đã chứng kiến cái chết hoặc bị thương tích nghiêm trọng. Chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương là một loại rối loạn lo âu và các triệu chứng có thể bắt đầu xuất hiện sau khi sự nguy hiểm đã qua rất lâu.

Do đâu mà bạn bị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương? Chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể xảy ra sau các biến cố như:

l

Chiến tranh.



l

Bất công xã hội.



l

Bị tra tấn.



l

Tai nạn - ví dụ tai nạn máy bay, xe cộ và tai nạn công nghiệp, người ta có thể rất đau khổ khi có trẻ em bị chết do tai nạn.



l

Ngược đãi - kể cả việc bị hiếp dâm hoặc xâm phạm tình dục, bạo hành thể xác và sỉ nhục bằng lời nói.



l

Bạo lực - kể cả việc bị bạo hành tại gia, bắt nạt liên tục, bị theo dõi, quấy rối và bắt cóc.



l

Thiên tai như cháy rừng, động đất, lũ lụt và bão lốc.

Ai có thể bị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương? Chứng này có thể ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn, nam giới và phụ nữ, người thuộc mọi nguồn gốc văn hóa và tôn giáo, và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi bởi vì chứng này do một sự kiện đau thương gây ra, chứ không phải do tuổi tác.

Chứng này có các triệu chứng nào? Không phải tất cả mọi người đều có phản ứng giống nhau đối với một sự kiện đau thương. Như vậy làm sao bạn biết nếu bạn hoặc ai đó đang bị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương? Các triệu chứng thường được chia thành ba nhóm: 1. Tái trải nghiệm là triệu chứng phổ biến nhất:

l

Họ có thể lúc nào cũng nghĩ về sự kiện này.



l

Họ có thể nhiều lúc nhớ lại, gặp ác mộng hoặc hồi tưởng chớp nhoáng lại sự kiện này.

For more information about Multicultural Mental Health Australia visit www.mmha.org.au Multicultural Mental Health Australia, Locked Bag 7118, Parramatta CBD, NSW, 2124 Phone: 02 9840 3333 Fax: 02 9840 3388 Email: [email protected]

Chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương

2. Nạn nhân tránh các tình huống, địa điểm hoặc nhân vật làm họ nhớ tới sự đau thương này. Họ có thể:

l

Ở trong nhà và tránh gặp bạn bè và gia đình, và điều này có thể dẫn đến cảm giác bị cô lập và trầm cảm.



l

Thấy khó tin tưởng vào người khác hoặc khó cảm thấy an toàn và yên tâm.



l



l

Không còn gắn bó tình cảm, nhất là cảm giác yêu thương đối với những người thân cận.



l

Bắt đầu cảm thấy tội lỗi về những gì đã xảy ra và tự trách mình.



l

Không thể nhớ lại một khía cạnh quan trọng của sự đau thương này.



l

Tin tưởng rằng cuộc sống của họ sẽ ngắn ngủi và bất hạnh.



l

Không còn hứng thú với những môn thể thao hoặc sinh hoạt giải trí mà họ từng có trước khi gặp sự kiện đau thương này.

Bắt đầu dùng rượu và ma túy để tránh những ký ức khó chịu. Điều này có thể có vẻ hữu ích trong một thời gian ngắn, nhưng có thể khiến họ gặp nguy cơ ghiền các chất này.

3. Ngủ không ngon, khó tập trung và cảnh giác cực độ. Họ:

l



l

Thường khó ngủ, khó tập trung và khó làm cho xong việc, khiến có thể ảnh hưởng đến công việc hay sự học tập của họ. Đôi khi có thể dễ bị kích động hoặc nóng tính và cực kỳ cảnh giác, làm cho họ lo lắng, hồi hộp và dễ giật mình. Ví dụ, họ có thể trở nên cực kỳ nhạy cảm khi có tiếng điện thoại reo hoặc có ai đó đột ngột xuất hiện, hoặc luôn luôn lo sợ về những nguy hiểm có thể xảy ra.

Khi nào thì bắt đầu có các triệu chứng? Các triệu chứng có thể bắt đầu trong vòng ba tháng sau khi sự kiện đau thương xảy ra, nhưng đôi khi tới vài năm sau mới có. Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng hoặc năm. Đối với một số người thì có thể phải mất vài tháng mới hồi phục được, nhưng đối với những người khác thì có thể phải mất vài năm.

Nếu tôi bị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương thì có sẵn những trợ giúp nào? Chứng này có thể chữa trị được. Không phải ai gặp sự kiện đau thương cũng đều cần được điều trị. Nhiều người phục hồi với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, nhưng đôi khi như vậy chưa đủ. Có nhiều cách để đối phó với chấn thương: Điều quan trọng là phải tập thể dục, và ăn ngủ đầy đủ.



l



l



l

Duy trì sự liên lạc với bạn bè và gia đình - điều này có thể làm tăng cảm giác an toàn và đoàn thể.



l

Duy trì cuộc sống xã hội - tiếp tục gặp bạn bè và đồng nghiệp.



l

Tiếp tục các hoạt động thể thao hoặc sinh hoạt giải trí mà bạn có trước khi gặp sự kiện đau thương.



l

Nói về cảm nghĩ của bạn - đừng cố gắng giấu những gì bạn đang phải trải qua.



l

Nói chuyện với một người trong cộng đồng đáng tin cậy hoặc cố vấn về tâm linh / tôn giáo.



l

Cố gắng dành thời gian mỗi ngày để làm một điều gì mà bạn thích.

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy căng thẳng, hãy thử thư giãn bằng cách thở chậm và sâu để giúp cơ thể và tâm trí của bạn thư giãn.

For more information about Multicultural Mental Health Australia visit www.mmha.org.au Multicultural Mental Health Australia, Locked Bag 7118, Parramatta CBD, NSW, 2124 Phone: 02 9840 3333 Fax: 02 9840 3388 Email: [email protected]

2

Chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương

Các hành động này sẽ giúp bạn có được các thói quen và sự ổn định trong cuộc sống. Nếu bạn vẫn cảm thấy bị căng thẳng, hãy nhờ chuyên gia y tế tâm thần giúp đỡ, ví dụ:

l



l



l



l

Nói chuyện với bác sĩ đa khoa (GP).gần nhà. Cho bác sĩ biết việc đã xảy ra và cảm nghĩ của bạn. Bác sĩ có thể đề nghị bạn nên gặp một nhân viên tư vấn hay chuyên viên trị liệu. Được tư vấn cá nhân hoặc trị liệu cho nhóm có thể là điều hữu ích. Chuyên viên trị liệu và nhân viên tư vấn nhắm tới việc tạo ra một môi trường tin cậy để bạn có thể cảm thấy an toàn kể lại câu chuyện của mình. Phương pháp trị liệu có thể giúp bạn chấp nhận và hiểu rõ chấn thương của mình và soạn ra các chiến lược để tiếp tục sống mà không cần phải tránh gặp các nhân vật, địa điểm hay sự kiện. Các buổi trị liệu cho nhóm có thể cho phép bạn chia sẻ mọi chuyện với nhau mà không bị đánh giá, và có thể giúp giảm bớt cảm giác bị cô lập. Thuốc men có thể giúp tránh bị trầm cảm và lo âu. Thuốc chống trầm cảm có thể được bác sĩ cho toa để giúp nạn nhân đối phó với các triệu chứng đau buồn liên quan tới chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Điều quan trọng là bạn phải bàn với bác sĩ (GP) trước khi bắt đầu sử dụng, ngưng dùng hoặc thay đổi thuốc men của mình. Đôi khi sự kết hợp giữa tư vấn và dùng thuốc có thể là hữu ích.

Thuốc chống trầm cảm là gì? Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, có thể giúp giảm các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Loại thuốc phù hợp với bạn sẽ tùy thuộc vào tuổi tác, triệu chứng và các loại thuốc khác mà bạn có thể đang dùng. Tờ thông tin của Y tế Tâm thần Đa văn hóa tại Úc (MMHA) có tựa đề là Hiểu rõ về chứng trầm cảm và thuốc chống trầm cảm (Understanding depression and antidepressant medication) cho biết thêm nhiều thông tin về các thuốc này.

Tại sao một số người không xin được giúp đỡ? Văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong hiểu biết của mọi người về bệnh tâm thần, và điều quan trọng là phải vượt qua sự xấu hổ và các trở ngại ngăn cản người ta đi tìm sự giúp đỡ. Một số người có thể ngại xin giúp đỡ vì:

l

Họ sợ là việc trị liệu sẽ chỉ làm cho họ cảm thấy tồi tệ hơn.



l

Họ tin rằng nếu họ quên đi những gì đã xảy ra, cảm giác sợ hãi hoặc giận dữ của họ sẽ biến mất đi.



l

Họ không tin có bất cứ điều gì sẽ giúp họ.



l

Họ tin rằng họ có thể tự đối phó với việc này.



l

Họ có thể cảm thấy xấu hổ hay yếu đuối khi đi tìm sự giúp đỡ.



l

Họ có thể cảm thấy ngượng ngùng hay sợ bị đánh giá sai.

Một số người có thể nghĩ rằng họ đang quá bận rộn với công việc hoặc gia đình. Tuy nhiên, điều thiết yếu là phải dành thời gian cho sức khỏe của bạn.

Làm thế nào để tôi có thể giúp người bị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương?





Lắng nghe những gì họ nói mà đừng đánh giá. l Đề nghị hỗ trợ cho họ, chứ đừng thương hại. l Cho họ thấy là bạn hiểu sự kiện đau thương đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. l Đừng đổ lỗi cho người còn sống sót. Cho họ thấy là bạn hiểu chính sự kiện đau thương đó đã khiến họ hành xử theo cách đó. l Hãy tin tưởng người bị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương. l Hiểu rằng bạn không thể cung cấp tất cả sự giúp đỡ mà họ cần - khuyến khích họ tìm sự trợ giúp của các chuyên gia. l Hãy chăm sóc bản thân mình và đảm chắc là bạn tiếp tục có cuộc sống của riêng bạn. l Nếu bạn đang giúp đỡ hoặc sống chung với người bị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương, hãy đảm chắc rằng chính bạn được các người khác hỗ trợ về tinh thần. l

For more information about Multicultural Mental Health Australia visit www.mmha.org.au Multicultural Mental Health Australia, Locked Bag 7118, Parramatta CBD, NSW, 2124 Phone: 02 9840 3333 Fax: 02 9840 3388 Email: [email protected]

3

Chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương

Cần biết thêm thông tin? Để có thông dịch viên

Y tế Tâm thần Đa văn hóa tại Úc (MMHA)

Dịch vụ Thông Phiên dịch (TIS)

Điện thoại: 02 9840 3333

Điện thoại: 13 14 50

Fax: 02 9840 3388

Các dịch vụ y tế tâm thần và các số điện thoại trực 24 giờ mỗi ngày được liệt kê trong sổ niên giám điện thoại địa phương của bạn. Lifeline Dịch vụ tư vấn trên điện thoại 24 giờ mỗi ngày Một dịch vụ tư vấn và thông tin do một tổ chức phi chính phủ cung cấp. Điện thoại: 13 11 14 Trang mạng: www.lifeline.org.au beyondblue: sáng kiến tránh trầm cảm toàn quốc Thông tin về trầm cảm, lo âu và các rối loạn liên hệ, về các phương pháp trị liệu sẵn có và về các nơi cần tới để được giúp đỡ. Điện thoại: 1300 22 4636 Trang mạng: www.beyondblue.org.au Sane Australia Hội từ thiện về y tế tâm thần toàn quốc, cung cấp thông tin và sự giới thiệu, cùng với các tài liệu giáo dục và nghiên cứu, thông qua đường dây giúp đỡ miễn phí toàn quốc. Điện thoại: 1800 18 SANE (7263) Trang mạng: www.sane.org

Trang mạng: www.mmha.org.au Email: [email protected] Trung tâm Y tế Tâm thần sau Chấn thương tại Úc (Australian Centre for Posttraumatic Mental Health) Thông tin và tài nguyên trên mạng: www.acpmh.unimelb.edu.au Carers Australia Một tổ chức phi chính phủ, cung cấp thông tin, sự giới thiệu và nguồn tài liệu giáo dục cho người chăm sóc. Điện thoại: 1800 242 636 Trang mạng: www.carersaustralia.com.au Liên lạc tại địa phương:

l l l l l

Bác sĩ (GP) Dịch vụ y tế tâm thần Trung tâm Y tế Cộng đồng Nhóm y tế tâm thần tại bệnh viện địa phương của bạn Các Dịch vụ/Trung tâm Y tế Tâm thần Liên văn hóa (Transcultural Mental Health Centre/Service)

MMHA có thể cho biết chi tiết liên lạc tại tiểu bang hoặc lãnh thổ của bạn nếu có.

Viết chi tiết liên hệ tại địa phương vào đây

Thông tin về tài liệu này Tờ thông tin này do tổ chức Y tế Tâm thần Đa văn hóa tại Úc (MMHA) đưa ra với ngân quỹ do Bộ Y tế và Cao niên Úc (Australian Department of Health and Ageing) cấp. Các tờ thông tin khác trong loạt bài này gồm có:

l l l l l l

Người chăm sóc cho người bị bệnh tâm thần Quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng trong hệ thống y tế tâm thần Bản sắc văn hoá và y tế tâm thần Để được sự giúp đỡ của một bác sĩ về sức khoẻ tâm thần Loạn tâm thần và các vấn đề về ma túy và rượu Phục hồi khỏi bệnh tâm thần

© April 2011 Multicultural Mental Health Australia For more information about Multicultural Mental Health Australia visit www.mmha.org.au Multicultural Mental Health Australia, Locked Bag 7118, Parramatta CBD, NSW, 2124 Phone: 02 9840 3333 Fax: 02 9840 3388 Email: [email protected]

4

Smile Life

When life gives you a hundred reasons to cry, show life that you have a thousand reasons to smile

Get in touch

© Copyright 2015 - 2024 PDFFOX.COM - All rights reserved.